Mục lục bài viết
Trong cuộc sống, bất kì hành động nào cũng cần có trình tự quy tắc riêng của nó. Và bản vẽ kỹ thuật cũng vậy. Vậy trình tự cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật là gì? Hãy cùng Việt Architect Group khám phá trong bài viết “Hướng dẫn bạn trình tự cách ghi kích thước bản vẽ chính xác nhất!” ngày hôm nay!
Trình tự cách ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật
Kích thước đoạn thẳng
- Kích thước đoạn thẳng ở dạng nét liền mảnh dài 10mm, các đường dóng kẻ vuông góc với đoạn thẳng cần được ghi
- Đường thẳng song song với đoạn thẳng cần ghi kích thước và khoảng cách giữa hai đường này là 7mm, nếu trường hợp mà hai đoạn thẳng này song song và cùng ghi kích thước về một phía thì đường dóng và đường kích thước không được cắt nhau.
- Kích thước nằm ngang thì chữ số cũng phải nằm ở giữa và phía trên đường ghi, trường hợp kích thước thẳng đứng thì chữ số được ghi ở bên trái của kích thước.
Cung tròn và đường tròn
- Kích thước cung tròn thì đường dóng phải vuông góc với dây cung và cách cung tròn một đoạn 7mm.
- Kích thước bán kính chỉ vẽ xuất phát từ tâm cung tròn hoặc phải đi qua tâm và không được dài quá đến tâm đường tròn, sau đó vẽ mũi tên về phía đường tròn, kích thước có chữ R, tương tự kích thước hình cầu, hình vuông, độ côn, độ dốc cũng giống như trên.
- Kích thước đường kính kéo dài hết đường kính và có hai mũi tên, chữ số đường kính bạn có thể đặt trong hoặc ngoài đường tròn.
- Kích thước tâm cung tròn thì bạn hãy vẽ kích thước của đường kính và bán kính bằng đường gãy khúc hoặc ngắt đoạn.
Kích thước góc
Khi đo kích thước góc thì đường dóng chính là đường kéo dài của hai cạnh góc giới hạn còn đường kính kích thước là cung tròn với hai mũi tên chỉ vào hai đường dóng, chữ số được ghi trong hoặc ngoài giới hạn góc nhưng nó phải có chỉ số .
Quy định khi ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật
- Nét cơ bản (nét liền đậm): sử dụng để biểu diễn đường bao thấy của vật thể. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0.5 đến 1.4mm tùy theo mức độ phức tạp của hình biểu diễn.
- Nét đứt: sử dụng để thể hiện đường bao khuất của vật thể, nét đứt gồm những nét gạch ngắn từ 2 đến 8mm.
- Đường trục và đường tâm: được tiến hành vẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 -5mm và kết thúc bằng nét gạch.
- Nét chấm gạch mảnh: sử dụng để vẽ các đường trục nên sử dụng nét chấm gạch mảnh, độ dài gạch từ 5- 30mm
- Nét cắt: được sử dụng với bề rộng của nét cắt từ 1 -1.5mm bề rộng nét cơ bản và độ dài từ 8-20mm.
- Nét mảnh ziczac: giới hạn bằng các hình chiếu hoặc hình cắt, bề rộng cơ bản của nét mảnh ziczac từ 0.18-0.35mm
Trên đây là trình tự cách ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật mà kỹ sư nào cũng cần sử dụng một cách thành thạo để hoàn thành tốt công việc của mình. Hy vọng bài viết phía trên thực sự hữu ích với bạn.